Tôi xin viết 1 bài hướng dẫn cơ bản về cài đặt
Windows cho máy tính, trên mạng các bạn chắc cũng tìm thấy nhiều bài viết tương
tự. Nhưng tôi sẽ viết, biết đâu cách viết của tôi phù hợp hơn với 1 số bạn đọc
thì sao.
1. Kiến thức cần biết:
Máy tính bao gồm các thiết bị đầu vào và đầu
ra. Nhưng máy tính nào cũng phải có:
- BIOS chứa chương trình khởi động máy gọi là
CMOS, các máy tính đều phải bật tắt được, và có khả năng chạy được các hệ điều
hành đều thông qua chương trình lưu trên BIOS, chương trình này giúp ta khởi động
hệ điều hành lưu trên HDD, USB, CD-DVD, LAN và nó cũng được update để sửa chữa
những lỗi của nó, bạn thường nghe nói đến update BIOS là vậy.
- RAM dùng để tải chương trình làm việc, tùy
theo lượng dữ liệu cần thiết cho từng hệ điều hành mà lượng Ram có thể nhiều
hay ít, càng nhiều thì việc chuyển đổi diễn ra càng nhanh, tuy nhiên cũng phụ
thuộc vào main nữa.
- VGA dùng để đưa thông tin hình ảnh ra màn
hình, có card rời và card tích hợp trên main. Dung lượng nhớ và xung thi hành
giúp cho việc chuyển đổi tín hiệu hình ảnh ra màn hình mượt mà hay giật cục. để
dễ hiểu, bạn cứ nghĩ mỗi hình ảnh có 1 kích thước là 1Mb, VGA của bạn có dung lượng
là 2M/s thì nó có thể tải 2 hình ảnh trong cùng 1 giây không sao, nhưng nếu
hình ảnh là 3M thì nó không thể hiện thị được, nó cần 1 giây 5 để tải được hình
ảnh này, và hình ảnh giật cục.
- HDD đĩa cứng, dùng để lưu trữ dữ liệu, hoặc hệ
điều hành, mỗi máy bàn có thể có 1 hoặc nhiều ổ cứng, máy xách tay thì thường 1
ổ cứng trong mà thôi. ổ cứng hiện tại thường là ổ cứng cơ kiểu xoay, nên nó có
tuổi thọ và tốc độ truy xuất kém. ổ SDD là ổ chíp nhớ, tuổi thọ cao và tốc độ
truy xuất cao.
2. Hệ điều hành:
- CMOS cũng được coi là 1 hệ điều hành, vì
chúng ta có thể thao tác trên đó những thứ cài đặt cơ bản cho phần cứng chúng
ta.
- Hệ điều hành thứ 2, chúng ta thường dùng như
là MS-DOS, Linux, Windows, Ios, .... do hãng thứ ba viết ra đáp ứng được phần cứng
của từng loại máy tính. Máy tính phổ thông dùng hệ điều hành Windows và Linux
(Ubuntu) còn máy tính Mac thì dùng hệ điều hành Mac OS (Của Apple được coi như
là 1 dòng riêng độc quyền).
- Hệ điều hành thứ 2 này được khởi động từ
CMOS, khi máy tính khởi động, CMOS sẽ truy tìm những thiết bị ngoại vi và tìm
kiếm trên đó 1 phần khởi động được để khởi động hệ điều hành thứ 2 này, tính
năng này gọi là Boot. Việc sử dụng đĩa Hirent boot, đĩa cài windows, đĩa cài
Linux, hoặc các USB cứu hộ thật ra là khởi động 1 hệ điều hành thế này thôi.
3. Thiết lập BIOS:
Để tiến trình cài windows diễn ra chúng ta cần
thực hiện cài đặt BIOS phù hợp với thiết bị chúng ta dùng cài windows.
Mỗi máy có 1 phím truy xuất vào BIOS khác nhau,
nhưng thường khi nhấn mở máy, nó hiện ở góc màn hình (nếu máy đã bật chế độ
Fast Boot, thì nó bỏ qua bước này, bạn cần bỏ chế độ Fast boot trước, bằng cách
nhấn giữ phím shift khi tắt máy, đối
với hệ điều hành từ windows 8 trở về sau).
Bạn khởi động máy và nhanh chóng nhấn thả liên
tục phím truy xuất BIOS.
Giao diện của BIOS rất khác nhau tùy từng hãng
sản xuất. nhưng phần Boot thì lúc nào cũng có.
Ngày nay có 2 chế độ boot, kể từ khi chuẩn đĩa GPT ngày càng phổ biến, thì ta có lựa
chọn để kích hoạt chế độ UEFI boot
device.
Vậy bạn cần chú ý bản
sau để biết cần thiết lập như thế nào.
Loại đĩa
|
GPT guid partition
table
|
MBR master boot
record
|
Hệ điều hành
|
Windows 7,8,10 64bit
|
Mọi windows
|
Thiết bị boot
|
USB, CD-DVD chuẩn
UEFI với bản windows 64bit
|
USB, CD-DVD chuẩn
legacy
|
Sao lưu
|
Chương trình hỗ trợ
chuẩn đĩa GPT như Acronis true image 2014 trở lên
|
Nhiều phần mềm sao
lưu được dùng như Norton ghost
|
như vậy, nếu bạn đang có một sự trái khoáy thì
làm thế nào. Bạn có thể dùng một USB có chứng năng boot vào Windows
7 PE (hướngdẫn) để khởi chạy chương trình MiniTool
Partition Wizard Professional 8.1 Portable
sau đó bạn chuyển đổi lại ổ đĩa cho phù hợp với
đĩa cài đặt windows của mình hoặc USB cài đặt của mình.
Bạn cần vào BIOS để thiết lập thứ tự boot từ USB trước, bạn có thể tham khảo cách sử dụng BIOS giả lập của Lenovo ở đây https://download.lenovo.com/bsco/index.html
Bạn cần vào BIOS để thiết lập thứ tự boot từ USB trước, bạn có thể tham khảo cách sử dụng BIOS giả lập của Lenovo ở đây https://download.lenovo.com/bsco/index.html
Như hình dưới đây, bạn sẽ nhìn thấy các tùy chọn
khi vào BIOS, phần boot order, nó có
chia ra phần lựa chọn các thiết bị boot cho phần UEFI và Legacy, bạn chú ý phía dưới có 1 hướng dẫn để thay đổi thứ
tự boot, bằng cách nhấn chọn phím mũi tên lên xuống. bạn cần cho thiết bị dùng
cài Windows lên đầu tiên.
4. Chuẩn bị thiết bị
cài Windows:
Bạn cần có 1 file cài đặt windows, tải về từ mạng,
hoặc nếu bạn muốn không tốn công mà tốn tiền thì ra tiệm mua 1 đĩa cài windows
về mà dùng (thường đã được chỉnh sửa theo ý của người chủ, tôi không thích nên
thường tải file cài từ mạng về rồi tạo cho mình 1 công cụ cài).
Bạn vào google gõ bản windows cần cài, ví dụ:
Bạn tải bản ISO vì nó cho chúng ta khả năng
boot được.
Sau khi tải về nếu bạn muốn cài từ USB thì
Tải thêm phần mềm https://rufus.akeo.ie/rufus và tiến hành đưa
bản cài đặt vào USB thông qua chương trình rufus.
Nếu bạn muốn cài từ ổ CD-DVD thì bạn mua 1 đĩa
DVD trắng từ nhà sách (Fahasa chẳng
hạn), rồi tải phần mềm Imgburn
để tiến hành ghi file ISO ra đĩa này làm đĩa cài (bạn chọn write image file to disk nhé)
Bạn tra google để biết thêm cách sử dùng rufus
nhé.
5. Tiến hành cài đặt.
Bạn cho thiết bị cài đặt vào máy rồi chỉnh lại
BIOS như phía trên cho phù hợp vời thiết bị cài đặt rồi khởi động lại máy.
Khi màn hình xuất hiện dòng "Press anykey to boot from CD-DVD ..."
thì bạn nhanh tay nhấn phím khoảng trắng để vào phần cài đặt.
Cài đặt Windows khá đơn giản, chỉ chú ý phần lựa
chọn ổ đĩa cài đặt. nếu máy bạn chưa từng được cài windows từ trước thì cứ nhấn
chọn vào ổ đĩa và chọn Drive option
để tiến hành chia phân vùng cho đĩa. Nhớ là dung lượng phân vùng để cài phải lớn
hơn 15GB, nhưng chúng ta nên cho nó khoảng 50GB đấy vì từng lúc ổ cài này sẽ
tăng nhiều.
Nếu máy bạn đã được cài windows thì bạn sẽ chọn
phân vùng có ghi chữ system, và cũng chọn Drive
option, sau đó chọn Format, và
nhấn nút next để tiếp tục.
Bạn lưu ý, chọn cho đúng phân vùng, nếu không dữ
liệu của bạn sẽ mất hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét